Trang chủ / Những thông số cơ bản của màn hình cần biết

Những thông số cơ bản của màn hình cần biết

Không có màn hình, đương nhiên hình ảnh mà chiếc PC hay Laptop xuất ra sẽ không được hiển thị. Có khá nhiều thông số, và công nghệ liên quan đến màn hình. Hôm nay, Gia Long xin gửi tới quý bạn đọc một số khái niệm về những thông số cơ bản nhất của màn hình:

– Resolution (Độ phân giải): Độ phân giải màn hình dùng để chỉ số lượng các điểm ảnh hiển thị trên màn hình và thường được gọi là pixels. Các chỉ số này càng lớn thì màn hình hiển thị càng chi tiết. Một số độ phân giải phổ biến hiện nay là: HD, FHD, 2K, 4K,…

do-phan-giai-va-tan-so-quet-man-hinh-laptop-gaming

– Hz (Hertz) là gì: Hz là tần số làm tươi (màn hình hiển thị 1 khung hình mới). Nghĩa là, số lần màn hình làm tươi hình ảnh trong 1 giây – tương đương số khung hình tối đa có thể hiển thị trong 1 giây. Hay nói cách khác, với màn 60Hz thì màn hình chỉ hiển thị được tối đa 60 FPS trong 1s, màn 144Hz sẽ có thể hiển thị được tối đa 144 FPS trong 1s. Cái này do màn hình qui định chứ không phải do phần cứng máy tính.

do-phan-giai-va-tan-so-quet-man-hinh-laptop-gaming

– FPS là gì: FPS là viết tắt của Frames Per Second. Nghĩa là, số khung hình / giây. Cái này do phần cứng, cụ thể là VGA xuất ra, chứ không liên quan gì tới màn hình, trái ngược với Hz.

– Tearing là gì: Nghĩa là xé hình. Xảy ra khi mà FPS và Hz không “ăn khớp với nhau”. Đại loại như kiểu là 2 cái không lên đỉnh một lúc. VGA xuất ra 1 khung hình, nhưng lệch với thời điểm mà màn hình làm tươi. Theo quan điểm cá nhân, hiện tượng Tearing xẩy ra khi số FPS vượt quá tần số làm tươi Hz. Còn hiện tượng lag, trễ xảy ra khi FPS thấp hơn tần số làm tươi Hz. Cái này giải thích nó hơi dài. Các bác chịu khó xem hình minh hoạ. Cái Tearing này nếu máy cấu hình cao thì nên để ý. Còn cấu hình lẹt đẹt, chơi game tầm 4-5x FPS thì khỏi cần quan tâm. Và để khắc phục hiện tượng này thì các nhà bác học phát minh ra V-Sync, G-Sync, Free-Sync nhằm đồng bộ Hz và FPS để mang lại cảm giác mượt mà hơn.

– V-sync: Là giải pháp đồng bộ hóa khung hình của card đồ họa và refresh rate của màn hình. Số khung hình được xuất ra từ card đồ họa sẽ được quyết định bởi Hz của màn hình. Ví dụ, màn 60Hz, thì khi bật Vsync thì số khung hình tối đa xuất ra mỗi giây là 60. Màn 144Hz thì tối đa là 140FPS,… Giải pháp này có một nhược điểm là FPS phải ổn định ở mức refresh rate của màn. Nếu FPS thấp hơn dù chỉ 1 FPS thì sẽ gây ra hiện tượng lag, trễ. Nhưng dù sao cũng vẫn mượt hơn là không bật V-Sync. Giải pháp này vẫn chưa tối ưu nên người ta tiếp tục phát minh ra G-Sync (Nvidia) và Free-Sync (AMD).

– G-Sync và Free-Sync: Trái ngược với V-Sync là đồng bộ card đồ họa với màn hình, thì G-Sync và Free-Sync lại đồng bộ màn hình với card đồ họa. Nghĩa là, Khi phần cứng máy tính (cụ thể là VGA) vẽ xong 1 khung hình, thì lập tức báo cho màn hình biết về việc đó. Khi nhận được tín hiệu, trình điều khiển màn hình lập tức sẽ làm tươi hình ảnh ngay tại thời điểm đó luôn. Nhờ thế mà hình ảnh và tần số màn sẽ luôn được đồng bộ. Mang lại cảm giác mượt như chưa bao giờ được mượt.

– Response time: Đây là thời gian để pixel đổi từ màu này sang màu khác. Nôm na là từ đen sang trắng. Thời gian phải hồi nhanh sẽ giúp hình ảnh thay đổi mượt hơn, đồng thời cũng giảm đi hiệu ứng mờ. Cái này càng nhỏ càng tốt.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất của màn hinh. Chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

 

preloader